Hải sản là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được hải sản và ai cũng hợp với chúng. Có không ít người, sau khi ăn hải sản xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy toàn thân, đau bụng, cơ thể mệt mỏi… Tất cả những dấu hiệu đó được gọi chung là dị ứng hải sản. Vậy tình trạng này do đâu mà ra, triệu chứng cụ thể ra sao, cách xử lý như thế nào? Trong bài viết này, Huy Hải Sản sẽ giúp bạn hiểu hơn về chúng nhé!
Dị ứng hải sản là gì?
Dị ứng hải sản là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch trong cơ thể với protein của một số loài hải sản nhất định. Các loài hải sản có khả năng gây dị ứng cao như: tôm, cua, hàu, tôm hùm, bạch tuộc, mực…
Khi bị dị ứng hải sản, các triệu chứng có thể xuất hiện từ nhẹ như phát ban, nghẹt mũi cho tới nặng như khó thở, tim đập nhanh và đe dọa tính mạng.

Một số triệu chứng phổ biến thường gặp có thể kể đến như:
- Toàn thân nổi mụn, phát ban, ngứa.
- Môi, mặt, lưỡi, cổ hỏng và một số bộ phận khác trên cơ thể bị sưng phù.
- Thở khò khè, khó thở hoặc nghẹt mũi.
- Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa không kiểm soát.
- Chóng mặt, ngất xỉu.
Với một số người bị dị ứng nặng có thể gây sốc phản vệ kèm theo một số triệu chứng như:
- Thở vô cùng khó khăn. Cảm giác như bị nghẹt đường thở.
- Sốt, huyết áp sụt giảm nghiêm trọng.
- Chóng mặt, choáng, bất tỉnh.
Sau khi ăn hải sản xong, nếu gặp phải một trong những dấu hiệu trên, rất có thể bạn đã bị dị ứng hải sản rồi đó.
Tại sao ăn hải sản bị dị ứng?
Vậy tại sao ăn hải sản bị dị ứng? Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng này. Trong đó có thể tổng hợp thành 3 loại chính:

- Do bản thân hải sản có chứa nhiều loại protein bổ dưỡng và một số protein lạ. Khi ăn vào trong cơ thể sẽ trở thành kháng nguyên kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể gây dị ứng.
- Một số protein trong hải sản đóng vai trò bán kháng nguyên (hay còn gọi là kháng nguyên không đầy đủ. Khi đi vào cơ thể, chúng sẽ kết hợp với nhóm quyết định kháng nguyên có sẵn và gây nên dị ứng.
- Một số loài hải sản có chứa nhiều histamin. Thành phần này đóng vai trò quan trọng giúp thúc đẩy các phản ứng dị ứng xảy ra nhanh hơn. Do vậy, dù trước đó bạn chưa từng bị dị ứng khi ăn hải sản vẫn có nguy cơ bị ngộ độc, dị ứng nếu đưa vào cơ thể một lượng quá nhiều histamin.
- Cũng có thể do trong quá trình bảo quản, chế biến đã tạo nên một số loại chất độc gây nên tình trạng dị ứng cho người ăn.
Như vậy, các protein có trong hải sản đối với người bình thường, chúng là những protein bình thường, tốt cho sức khỏe. Nhưng đối với những người bị dị ứng hải sản, đây lại là kháng nguyên, bán kháng nguyên có thể gây nên tình trạng dị ứng cực kỳ khó chịu.
Dị ứng hải sản kéo dài trong bao lâu?

Thường thì dị ứng hải sản chỉ kéo dài trong khoảng từ 4 – 24 tiếng đồng hồ. Nặng hơn thì có thể 2 – 3 ngày sẽ hết. Thời gian nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố liên quan khác như: cơ địa mỗi người, chất gây dị ứng mạnh hay không, có được điều trị đúng cách hay không… Do đó, sau khi ăn hải sản, nếu gặp phải các triệu chứng như nổi mề đay, khó thở, sưng môi, mắt,… cần ngay lập tức áp dụng các biện pháp chữa trị để bệnh không tái phát, không làm ảnh hưởng tới chế độ ăn uống của bạn.
Phải làm gì khi bị dị ứng hải sản?
Dị ứng hải sản tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không biết cách xử lý kịp thời có thể gây hậu quả nghiêm trọng khôn lường.
Ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng, trước tiên bạn cần loại trừ thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể bằng cách kích thích nôn. Nếu xuất hiện các triệu chứng nguy cấp, hãy khẩn trương đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Còn đối với những trường hợp nhẹ, trên người xuất hiện các nốt mề đay, mẩn ngứa thông thường, bạn có thể thử áp dụng các mẹo vặt sau đây để đẩy lùi dị ứng nhé!
Mật ong

Mật ong được coi là một kháng sinh đối phó dị ứng hải sản vô cùng hiệu nghiệm. Đặc tính khử trùng của mật ong sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại, giảm tình trạng mẩn ngứa. Khi thấy cơ thể ngứa râm ran sau khi ăn hải sản, bạn hãy uống ngay một cốc nước ấm pha mật ong.
Các chất sắt, canxi, magie, kali… có trong mật ongkhoong chỉ đẩy lùi dị ứng mà còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe cực kỳ hiệu quả.
Nước chanh tươi
Nước chanh tươi được coi là “khắc tinh” của các loại dị ứng, đặc biệt là dị ứng khi ăn tôm. Axit ascorbic được tìm thấy trong chanh sẽ thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, là dưỡng chất tuyệt vời duy trì các mô liên kết, phục hồi các tổn thương trên cơ thể.
Nước ép rau quả
Để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, giảm sưng, thanh lọc cơ thể, bạn cũng có thể uống một cốc nước ép rau quả để đẩy lùi dị ứng nhé!
Dị ứng hải sản uống thuốc gì?
Ngoài các cách chữa dị ứng bằng nguyên liệu tự nhiên như trên, chúng ta có nên dùng thuốc để điều trị hay không và uống thuốc gì để mang lại hiệu quả tốt nhất? Câu trả lời chính là không nên tùy tiện dùng thuốc khi bị dị ứng, chúng ta chỉ nên uống thuốc sau khi được bác sĩ thăm khám, kê đơn mà thôi. Bởi nếu chúng ta dùng thuốc bừa bãi, hên thì dị ứng giảm đi rồi hết. Còn nếu không may, thuốc phản tác dụng khiến người bệnh diễn biến xấu hơn và có thể đe dọa tính mạng.
Dị ứng hải sản nên ăn gì và kiêng gì?
Để tránh bị dị ứng hải sản “hành hạ”, bạn hãy ghi nhớ những thứ nên ăn và những thứ nên kiêng khi cơ thể gặp phải tình trạng này:
Những thứ nên ăn
Như đã nói ở trên, khi bị dị ứng do ăn hải sản, bạn nên loại bỏ tác nhân gây dị ứng và uống một cốc nước ấm pha mật ong, một cốc nước chanh tương hoặc nước ép hoa quả để cải thiện tình trạng.

Bạn có thể đun 50g lá tía tô tươi cùng 3 bát nước sắc lấy 1 bát uống trong ngày. Hoặc cho 50gram tía tô, 50gram rau diếp cá đun nước uống để đẩy lùi dị ứng. Ngoài ra, có thể dùng nước sắc lá ổi, hoa chuối tiêu, vỏ măng cụt… sao vàng lên rồi sắc đặc uống cũng mang lại hiệu quả rất tốt.
Những thứ nên kiêng
Nếu bạn đã có tiền sử bị dị ứng loại thực phẩm này, hãy ghi nhớ những điều cần kiêng kị sau đây:
- Tránh xa các loại hải sản có thể gây dị ứng
Nếu bạn dị ứng tất cả các loại hải sản, hãy nói KHÔNG với hải sản trong tất cả các bữa ăn. Còn nếu dị ứng với một loại nhất định chẳng hạn như Tôm, thì tuyệt đối không ăn các món chế biến từ loại hải sản này.
- Hạn chế ăn các thực phẩm giàu đạm
Thường thì những người bị căn bệnh này sẽ rất dễ dị ứng với nấm, sữa bò, thịt bò, trứng…
- Không ăn các món trộn hỗn hợp
Trong các món trộn hỗn hợp như gỏi, nộm, súp, lẩu… thường sẽ có hải sản đi kèm. Chính vì vậy, những ai bị dị ứng hải sản, hãy tránh xa các món ăn này ra. Hoặc chỉ ăn khi biết chắc trong đó không có hải sản.

- Không gãi
Với những ai bị nổi mề đay, phát ban, tuyệt đối không được gãi vì càng gãi sẽ càng ngứa và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn rất nguy hiểm.
- Không tắm, không lau người bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh
Khi bị dị ứng với hải sản, bạn không nên tắm hoặc dùng nước quá nóng, quá lạnh để lau người. Chỉ nên lau bằng nước ấm, mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi để tránh cọ xát làm cơ thể ngứa thêm.
Trên đây là tất tần tật những điều cần biết về dị ứng hải sản, nguyên nhân, cách điều trị mà bất cứ ai cũng nên nắm được. Chúc các bạn có những bữa ăn ngon miệng với hải sản và không bao giờ bị dị ứng làm phiền nhé!